10 mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngành luật đạt điểm cao
- Luận văn 3C
- 16 thg 9, 2023
- 12 phút đọc
Luận Văn 3C chuyên viết thuê luận văn thạc sĩ luật xin chia sẻ 10 mẫu luận văn thạc sĩ tài chính ngành luật đạt điểm cao
Đề tài 1: Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế
Luận văn gồm 04 chương. Chương I “Những vấn đề lý luận liên quan đến hoàn cảnh thay đổi cơ bản”. Chương I gồm ba phần. Phần 1.1 sẽ nêu Sự ra đời của điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam 2015, CISG và PICC (bao gồm quá trình soạn thảo Điều 420 về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản, sự ra đời của Hardship theo PICC và sự ra đời của hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Công ước CISG). Phần 1.2 giới thiệu khái niệm hoàn cảnh thay đởi cơ bản theo CISG, PICC và BLDS Việt Nam 2015. Phần 1.3 sẽ so sánh điểm giống và khác nhau giữa trường hợp bất khả kháng và hoàn cảnh thay đổi cơ bản.
Chương II của Luận văn Thạc sỹ “Điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam và so sánh với CISG và PICC”, người viết trước hết sẽ phân tích các điều kiện xác lập Hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo 05 điều kiện: (1) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp đồng; (2) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay đổi hoàn cảnh; (3) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác; (4) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên; (5) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích (ứng với từng mục). Người viết so sánh từng điều kiện để xác lập hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo BLDS Việt Nam 2015 với những điều kiện theo PICC và CISG. Sau đó, người viết dẫn các ví dụ minh họa để phân tích các điều kiện này.
Ở chương III “Quyền và nghĩa vụ của các bên trong trường hợp Hoàn cảnh thay đổi cơ bản và những bất cập trong quy định của BLDS Việt Nam 2015”, người viết sẽ nêu các quyền và nghĩa vụ về đàm phán lại hợp đồng, quyền yêu cầu Tòa án chấm vii dứt hay sửa đổi hợp đồng và nghĩa vụ tiếp tục thực hiện hợp đồng và phân tích những bất cập trong những quy định này. Chương IV – chương cuối cùng của Luận văn Thạc sỹ “Giải pháp, đề xuất về giải thích và áp dụng quy định về thực hiện hợp đồng khi Hoàn cảnh thay đổi cơ bản tại Việt Nam”, người viết sẽ đề xuất giải pháp giải thích một số thuật ngữ trong điều khoản Hoàn cảnh thay đổi cơ bản (phần 4.1). Phần 4.2 sẽ nêu đề xuất bổ sung cơ chế Trọng tài áp dụng Điều 420. Phần 4.3 sẽ là những đề xuất của người viết về việc soạn thảo điều khoản hoàn cảnh thay đổi cơ bản trong hợp đồng. Cuối cùng, người viết sẽ nêu những kiến nghị để phù hợp với thực trạng hiện nay của nước ta
Link download luận văn Thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo Bộ luật Dân sự Việt Nam 2015, CISG và Bộ nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế: TẠI ĐÂY
Đề tài 2: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Luận văn thạc sĩ với đề tài “Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam”, thuộc ngành Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế được thực hiện đúng trong thời gian nhà trường đã quy định. Luận văn đã đạt được một số kết quả về lý luận và thực tiễn, cụ thể:
Về lý luận, chương I của luận văn làm rõ được khái niệm, đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của pháp luật về bảo vệ môi trường; những nội dung cơ bản của pháp luật về bảo vệ môi trường; các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường và kinh nghiệm của một số nước về hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường.
Về thực tiễn, chương 2 của Luận văn phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam; các yếu tố tác động đến việc hoàn thiện pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam; đánh giá chung về các thành tựu đã đạt được, những mặt hạn chế của pháp luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Trên cơ sở phân tích thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam, chỉ ra nhưng bất cập và nguyên nhân của những bất cập là: Công tác dự báo, nghiên cứu lý luận phục vụ việc xây dựng và hoạch định chính sách và pháp luật chưa theo kịp yêu cầu của thực tiễn; cơ chế xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường còn bất cập; năng lực, trình độ và kỹ năng xây dựng pháp luật nói chung cũng như pháp luật về bảo vệ môi trường còn chưa đáp ứng được nhu cầu; kinh phí để xây dựng, tổ chức thực hiện pháp luật chưa thực sự tương xứng với nhiệm vụ…
Từ đó, chương 3 của luận văn đề xuất 5 giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam và một số kiến nghị với Nhà nước, các cơ quan nhà nước trong việc thực thi các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Luận văn là tài liệu tham khảo hữu ích cho các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam. Một số phương hướng, giải pháp và kiến nghị trong luận văn có giá trị tham khảo đối với các cơ quan lập pháp khi sửa đổi các quy định của pháp v luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam.
Luận văn cũng là tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học có nghiên cứu hoặc học tập môn pháp luật về bảo vệ môi trường và các môn khác có liên quan.
Link download luận văn Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường ở Việt Nam: TẠI ĐÂY
Đề tài 3: Pháp luật về cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại tại Việt Nam
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay đã tác động sâu sắc và thúc đẩy sự phát triển của đất nước, trong đó Ngân hàng thương mại đóng vai trò là các tổ chức trung gian kết nối giữa bên có nguồn vốn nhàn rỗi gửi tại ngân hàng và bên thiếu hụt nguồn vốn có nhu cầu vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ dự án đầu tư hoặc phục vụ nhu cầu sinh hoạt đời sống. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó – kinh tế thị trường thì ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được. Kinh tế càng phát triển, doanh số cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng. Trong đó hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp của ngân hàng thương mại trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ do nhu cầu phát triển của nền kinh tế thị trường. Do nhu cầu về vốn để đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh cũng như đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị của doanh nghiệp ngày càng lớn nên là tiềm năng và là mục tiêu tiếp cận của các ngân hàng thương mại để phát triển tín dụng cũng như các dịch vụ ngân hàng. Do đó, việc nghiên cứu vấn đề này nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp để phát triển hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại ở nước ta là cần thiết. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận pháp luật về ngân hàng thương mại và hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại. Trong chương 1 người viết tập trung vào các khái niệm, đặc điểm và nội dung hoạt động cho vay doanh nghiệp của các NHTM. Trong đó, chú trọng vào nội dung của pháp luật về cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại và vai trò của hoạt động cho vay doanh nghiệp trong thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay. Trong chương 2 của luận văn tác giả tập trung vào thực trạng quy định pháp luật về cho vay doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung. Đồng thời, trên cơ sở đó thì đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về cho vay doanh nghiêp nói chung.
Chương 3: Định hướng hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại tại Việt Nam hiện nay, Nội dung chương 3 tập trung vào quan điểm và định hướng cũng như một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện pháp luật về cho vay doanh nghiệp ở nước ta trong thực tiễn, chú trọng vào giải pháp, kiến nghị đối với các cơ quan Nhà nước và các NHTM.
Link download luận văn Pháp luật về cho vay doanh nghiệp của ngân hàng thương mại tại Việt Nam: TẠI ĐÂY
Đề tài 4: Thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay trên cơ sở TSBĐ là động sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật
Giai đoạn hiện nay, cùng với công cuộc hội nhập đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo cho nền kinh tế nước ta được phát triển một cách vững chắc. Việc hình thành một hệ thống ngân hàng thương mại và các quy định có liên quan nói chung và xử lý tài sản đảm bảo là điều mà các cơ quan quản lý nhà nước rất quan tâm trong thời gian qua. Do đó, quá trình xây dựng những quy định pháp luật về thực hiện nghĩa vụ trả nợ đã góp phần tạo lập một môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi cho quá trình thực hiện nghĩa vụ trả nợ, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch của các ngân hàng thương mại. Có thể nói rằng, các quy định có liên quan đến thực hiện nghĩa vụ trả nợ ra đời có một ý nghĩa to lớn trong đời sống xã hội, góp phần phát triển kinh tế xã hội, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về vấn đề trên. Bên cạnh những quy định của pháp luật hiện hành về thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong các giao dịch bảo đảm của các tổ chức tín dụng về lý luận đã khuyến khích việc sử dụng hợp lý và có hiệu quả trong giao dịch của hệ thống ngân hàng thương mại, đồng thời, bảo vệ các quyền lợi của các chủ thể có liên quan trong giai đoạn này.
Từ lâu, việc cho vay đã được xem là nghiệp vụ chủ yếu và tiểm ẩn nhiều rủi ro nhất trong các hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại. Điều này dẫn tới hệ quả là khi cho vay, các ngân hàng không có được niềm tin vững chắc vào các báo cáo tài chính, phương án kinh doanh – trả nợ hay các nguồn tài chính trả nợ của khách hàng để đưa ra một quyết định cho vay an toàn và hiệu quả. Trong môi trường kinh doanh khốc liệt của cơ chế kinh tế thị trường, mọi rủi ro tổn thất đều có thể xẩy ra bất chấp những cố gắng và nỗ lực tự thân trong quản trị rủi ro của các ngân hàng.
Cùng với việc ban hành các quy định pháp lý có liên quan đến hoạt động xử lý tài sản bảo của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã và đang tạo nền tảng cơ bản cho quá trình thực hiện. Đặc biệt là Nghị định số 42/2017/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 21/6/2017 về thí điểm xử lý nợ của các tổ chức tín dụng đã và đang xử lý các quy phạm pháp luật trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay trên cơ sở tài sản bảo đảm là động sản ở nước ta trong tình hình mới. Từ những lý do trên, việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài “Thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay trên cơ sở tài sản bảo đảm là động sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây nam Quảng Ninh và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật” là hết sức cần thiết, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật về bảo đảm tiền vay ở nước ta hiện nay.
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thực hiện nghĩa vụ khoản vay trên cơ sở tài sản bảo đảm là động sản tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực tiễn thực hiện nghĩa vụ khoản vay trên cơ tài sản bảo đảm là động sản tại ngân hàng thương mại
Chương 3: Một số phương hướng góp phần hoàn thiện và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khoản vay trên cơ tài sản bảo đảm là động sản tại ngân hàng thương mại ở nước ta hiện nay.
Link download luận văn Thực hiện nghĩa vụ trả nợ khoản vay trên cơ sở TSBĐ là động sản tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Tây Nam Quảng Ninh và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật: TẠI ĐÂY
Đề tài 5: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam từ thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương
Giai đoạn hiện nay, cùng với công cuộc hội nhập đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết nhằm đảm bảo cho nền kinh tế nước ta được phát triển một cách vững chắc. Việc hình thành một hệ thống ngân hàng thương mại và các quy định có liên quan nói chung và xử lý tài sản đảm bảo là điều mà các cơ quan quản lý nhà nước rất quan tâm trong thời gian qua. Do đó, quá trình xây dựng những quy định pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm đã góp phần tạo lập một môi trường pháp lý an toàn, thuận lợi cho quá trình xử lý tài sản bảo đảm, giúp bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch của các ngân hàng thương mại. Bên cạnh các kết quả đã đạt được thì vấn đề xử lý tài sản bảo đảm trên thực tế đã đạt được những kết quả quan trọng thì quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc đề từ đó cần thiết phải nghiên cứu để đáp ứng với yêu cầu áp dụng trong thực tế.Vì vậy, nghiên cứu về đề tài “Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam từ thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương” làm luận văn một việc làm hết sức cần thiết, mang nhiều ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được kết cấu theo 3 chương:
Chương 1: Khái quát chung xử lý tài sản bảo đảm và pháp luật xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Hải Dương.
Chương 3:Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Link download luận văn: Pháp luật về xử lý tài sản bảo đảm trong hoạt động cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam từ thực tiễn áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam – Chi nhánh Hải Dương: TẠI ĐÂY
Hiện tại, Luận Văn 3C đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, viết tiểu luận thuê, viết thuê assignment, dịch vụ phân tích định lượng, viết thuê hóa luận tốt nghiệp, làm thuê báo cáo thực tập, báo cáo tốt nghiệp,xử lý số liệu spss , rẻ nhất nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.
Comentários