top of page

Khái niệm du lịch và phân loại loại hình du lịch

Khái niệm du lịch

Thế giới xung quanh nơi chúng ta sinh sống có rất nhiều điều còn chưa được biết đến. Chính vì thế từ rất lâu đã xuất hiện các hoạt động du lịch, nhằm giải đáp cho tính tò mò và muốn tìm hiểu của con người. Những vùng đất mới, phong cảnh ra sao, con người ở đó thế nào, văn hóa dân tộc nơi đó có gì đặc sắc, thời tiết và động thực vật có phát triển tại đó hay không. Con người trên trái đất càng ngày càng nhiều, không ngừng gia tăng dân số dẫn đến du lịch giữa các nước tăng cao với tốc độ nhanh. Chính vì vậy khái niệm về “du lịch” được giải thích khác nhau giữa các quốc gia và vùng lãnh thổ.


Lần đầu tiên “du lịch” được giải thích vào năm 1811 ở Anh là: “Du lịch và sự phối hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích giải trí”. (Nguyễn Văn Đính, 2006, tr. 15).


Ông Micheal Coltman (Mỹ) đưa ra một khái niệm về du lịch: “Du lịch là sự kết hợp và tương tác của 4 nhóm nhân tố trong quá trình phục vụ du khách bao gồm: du khách, nhà cung ứng dịch vụ du lịch, cư dân sở tại và chính quyền nơi đón khách du lịch”.


Mối quan hệ giữa 4 yếu tố trong khái niệm “Du lịch” của Micheal Coltman

Mối quan hệ giữa 4 yếu tố trong khái niệm “Du lịch” của Micheal Coltman

Hai người được cho là người đặt nền mòng cho những lý thuyết về du lịch là giáo sư tiến sĩ Hunziker và giáo sư, tiến sĩ Kraft với khái niệm như sau: “Du lịch là


tập hợp các mối quan hệ và các hiện tượng phát sinh trong các cuộc hành trình và lưu trú của những người ngoài địa phương, nếu việc đó không thành cư trú thường xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời” (Nguyễn Văn Đính, 2006, tr. 16).


Khái niệm “du lịch” của Micheal Coltman là cơ sở tiếp cận của bài luận văn vì các yếu tố cấu thành lên khái niệm du lịch đã nằm trong khái niệm Micheal Coltman.


Theo Luật Du Lịch 2017 có hiệu lực 1/1/2018 được hiểu như sau: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, trong một khoảng thời gian nhất định”.


2. Phân loại loại hình du lịch và một số mô hình du lịch tiêu biểu


Để quản lí, định hướng và hỗ trợ phát triển du lịch, các nhà quản lí vĩ mô tập trung vào các đối tượng loại hình du lịch để tập trung nguồn lực tốt hơn. Với việc hiểu rõ và thỏa mãn các đặc điểm, nhu cầu và động cơ của một nhóm khách hàng du lịch giống nhau sẽ dựa vào điều kiện địa phương giúp phát triển về du lịch. Có 8 cách phân loại loại hình du lịch căn cứ theo 8 tiêu thức khác nhau là: căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch, căn cứ vào nhu cầu làm nảy sinh hoạt động du lịch, căn cứ vào đối tượng khách du lịch, căn cứ vào hình thức tổ chức chuyến đi, căn cứ vào phương tiện giao thông được sử dụng, căn cứ vào phương tiện lưu trú được sử dụng, căn cứ vào thời gian đi du lịch và căn cứ vào vị trí địa lý của nới đến du lịch. (Nguyễn Văn Đính, 2006, tr. 71). Cụ thể các loại hình du lịch căn cứ vào các tiêu thức phân loại như sau:


2.1. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ của chuyến đi du lịch


Theo tiêu thức phạm vi lãnh thổ có 3 loại hình du lịch như sau:


– Du lịch quốc tế chủ động hay còn gọi là xuất khẩu dịch vụ.


– Du lịch quốc tế thụ động hay còn gọi là nhập khẩu dịch vụ.


– Du lịch nội địa là khách du lịch thực hiện chuyến đi du lịch trong phạm vi quốc gia của mình

 
 
 

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Commenti


Contact

Hà Nội

​​

Tel: 0911070546

luanvan3c@gmail.com

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • YouTube

© 2023 by Personal Life Coach. Proudly created with Wix.com

Thanks for submitting!

bottom of page