top of page

Khái niệm M&A doanh nghiệp

Luận Văn 3C chuyênviết thuê luận văn xin chia sẻ bài viết về: Khái niệm M&A doanh nghiệp

M&A là từ viết tắt của thuật ngữ tiếng Anh “Merger and Acquisition”, được hiểu là mua lại và sáp nhập hay còn gọi là hợp nhất và thâu tóm đối với doanh nghiệp. Trên thế giới, đã có nhiều khái niệm khác nhau được đưa ra về thuật ngữ này, điển hình như: “M&A là một hình thức đầu tư trong đó chủ đầu tư mua lại toàn bộ hoặc một phần đủ lớn tài sản của một cơ sở sản xuất kinh doanh sẵn có với mục tiêu kiểm soát công ty đó hoặc hai công ty đồng ý hợp nhất với nhau để tạo thành công ty mới” (Vũ Đình Lộc, 2012).


Bên cạnh đó, một định nghĩa khác về M&A được cho rằng, M&A là sự kết hợp giữa hai hay nhiều doanh nghiệp để tạo ra một doanh nghiệp mới thông qua tái cơ cấu tổ chức. (Van Knippenberg et al., 2002)


M&A là một thuật ngữ kinh tế được sử dụng chung, tuy nhiên, hai khía cạnh “mua lại” và “sáp nhập” lại có những ý nghĩa khác nhau và cũng có nhiều quan điểm khác nhau được đưa ra về hai khái niệm này. Trong đó, có thể kể đến một khái niệm điển hình như sau: “Sáp nhập” là sự kết hợp giữa hai hay nhiều công ty, trong đó toàn bộ nợ và tài sản của bên bán sẽ được chuyển giao cho bên mua. “Mua lại” là việc bên mua mua lại tài sản hữu hình như nhà xưởng, máy móc, thiết bị hay toàn bộ công ty. (Andrew J.Sherman & Milledge A.Hart, 2006)


Investiopia cũng đưa ra định nghĩa phân biệt “mua lại” và “sáp nhập”. Theo đó, “mua lại” là hoạt động một công ty mua lại công ty khác, thể hiện rõ vị trí là chủ sở hữu mới và toàn quyền quản lý hoạt động kinh doanh công ty còn lại, khi đó không còn tồn tại công ty bị mua lại nữa. “Sáp nhập” là hoạt động diễn ra giữa hai công ty cùng quy mô, cùng hợp nhất để tạo thành công ty mới, phát hành cổ phiếu của công ty mới thành lập.


Theo góc độ tài chính, khi thực hiện mua lại, chứng khoán và tài sản của công ty bị mua lại sẽ được chuyển quyền sở hữu cho công ty mua lại, trong khi đó, nếu tiến hành sáp nhập giữa hai công ty, thì cổ phiếu của công ty bị sáp nhập sẽ bị thu hồi, và sử dụng chứng khoán của công ty sáp nhập. (Stanley, 2007)


Tính đến năm 2019, tại Việt Nam vẫn chưa có bộ luật nào quy định riêng về M&A được ban hành, tuy nhiên khái niệm “mua lại” và “sáp nhập” cũng đã được quy định trong một số bộ luật tại Việt Nam như sau:


Theo Điều 29 luật Cạnh tranh năm 2018, mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại. Điều luật này cũng quy định, sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.


Theo khoản 1 điều 195 luật Doanh nghiệp năm 2014, sáp nhập là một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập. Bên cạnh khái niệm sáp nhập, khoản 1 điều 194 luật doanh nghiệp năm 2014 còn đưa ra khái niệm về “hợp nhất”, theo đó hai hoặc một số công ty (công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.


Nhìn chung, M&A và các khái niệm liên quan đã được định nghĩa theo nhiều quan điểm và khía cạnh khác nhau, nhưng xét về góc độ pháp lý, có thể hiểu M&A là một cách thức hợp pháp giúp nhà đầu tư gia nhập, điều chỉnh hoặc rút khỏi hoạt động kinh doanh bằng việc thay đổi quyền sở hữu và quản lý doanh nghiệp. Hoạt động M&A phải tạo ra giá trị chung của các bên tham gia lớn hơn tổng giá trị hiện tại mà mỗi công ty hoạt động riêng lẻ.


 
 
 

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


Contact

Hà Nội

​​

Tel: 0911070546

luanvan3c@gmail.com

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • YouTube

© 2023 by Personal Life Coach. Proudly created with Wix.com

Thanks for submitting!

bottom of page