Khái niệm và vai trò lòng trung thành của nhân viên với tổ chức
- Luận văn 3C
- 25 thg 7, 2023
- 4 phút đọc
Luận Văn 3C chuyên viết thuê luận văn thạc sĩ xin chia sẻ bài viết về: Khái niệm và vai trò lòng trung thành của nhân viên với tổ chức
Khái niệm Khái niệm lòng trung thành của nhân viên với tổ chức và vai trò của lòng trung thành của nhân viên với tổ chức ra sao. Cùng Luận Văn 3C Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây để cùng giải đáp những thắc mắc nên trên?
lòng trung thành của nhân viên với tổ chức
Trong quá trình viết luận văn tốt nghiệp, nếu có khó khăn và cần sự hỗ trợ liên lạc với Luận văn 3C để được hỗ trợ viết bài. Hoặc các bạn có thể tham khảo dịch vụ viết luận văn tại đây nhé.
1. Khái niệm lòng trung thành của nhân viên với tổ chức
Đã có nhiều mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên. Allen và Meyer (1990) đã định nghĩa lòng trung thành với tổ chức là một trạng thái tâm lý mà biểu thị mối quan hệ của nhân viên với tổ chức, liên hệ mật thiết đến quyết định để duy trì là thành viên trong tổ chức.
Kết quả nghiên cứu của Muhammad Irshad đã nêu những yếu tố ảnh hưởng lòng trung thành của nhân viên bao gồm: Giá trị cá nhân của nhân viên phù hợp với công việc, trao quyền, khen thưởng, đào tạo và phát triển nghề nghiệp, cơ hội thăng tiến trong nghề nghiệp, hỗ trợ từ cấp trên, môi trường làm việc, hỗ trợ từ gia đình, văn hóa tổ chức, phân phối thu nhập công bằng.
Theo nghiên cứu của của Janet Cheng Lian Chew (2004) cho rằng lòng trung thành của nhân viên với tổ chức, bao gồm 8 yếu tố ảnh hưởng: lương, thưởng, sự trao quyền, huấn luyện và phát triển nghề nghiệp, cơ hội thách thức, hỗ trợ từ lãnh đạo, quan hệ nơi làm việc, văn hóa và cấu trúc công ty, môi trường làm việc và truyền thông.
Kết quả nghiên cứu của Hồ Huy Tự, Phạm Hồng Liêm (2012) khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó tạo ra lòng trung thành của nhân viên với Công ty du lịch Khánh Hòa bao gồm các nhân tố: Thương hiệu tổ chức, đào tạo và phát triển, văn hóa tổ chức, phù hợp mục tiêu, trao quyền, khuyến thưởng vật chất tinh thần và hỗ trợ của tổ chức.
Kết quả nghiên cứu của Trần Kim Dung và Nguyễn Thị Mai Trang (2007) cho rằng phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức, sự hỗ trợ của tổ chức, thương hiệu tổ chức, sự trao quyền, đào tạo và phát triển có ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên.
Từ những quan điểm nêu trên ta có thể hiểu lòng trung thành chính là là trạng thái tâm lý thể hiện sự gắn kết của một cá nhân với một tổ chức hay nghề nghiệp. Lòng trung thành của nhân viên xuất phát từ tình cảm thực sự của nhân viên, có ý định ở lại làm việc lâu dài cùng tổ chức, luôn gắn kết cùng tổ chức trong mọi hoàn cảnh khác nhau vì mục tiêu của tổ chức.
2. Vai trò lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức
Nếu như nguồn nhân lực có vai trò quan trọng và là tài sản của tổ chức thì sự cam kết gắn bó của họ hay lòng trung thành của họ đối với tổ chức được coi như lợi thế cạnh tranh của tổ chức đó. Khi có sự trung thành từ nhân viên, tổ chức có thể tạo lập và phát triển lợi thế cạnh tranh khác biệt mà đối thủ khó bắt kịp. Các nhân viên gắn bó với tổ chức theo các tiêu chí này sẽ trở thành tài sản, thế mạnh phục vụ cho lợi thế cạnh tranh bền vững của tổ chức (Bhatnagar 2007). Nghiên cứu của Ranya N. (2009) cho rằng sự cam kết có một giá trị rất to lớn trong tổ chức.Trong nghiên cứu của mình, tác giả nhấn mạnh rằng sự cam kết có một tác động mạnh mẽ đến hiệu suất và thành công của một tổ chức. Bởi lẽ các nhân viên có sự cam kết cao sẽ xác định được các mục tiêu và giá trị của tổ chức, họ có một mong muốn mạnh mẽ được gắn bó với tổ chức và sẵn sàng hoàn thành nhiệm vụ vượt yêu cầu của cấp trên.
Hiện tại, Luận Văn 3C đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, viết tiểu luận thuê, viết thuê assignment, dịch vụ phân tích định lượng, viết thuê hóa luận tốt nghiệp, làm thuê báo cáo thực tập, báo cáo tốt nghiệp, xử lý số liệu spss , rẻ nhất nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.
Comments