Khái niệm về xuất khẩu
- Luận văn 3C
- 15 thg 9, 2023
- 5 phút đọc
Luận Văn 3C chuyên viết thuê luận văn xin chia sẻ bài viết về: Khái niệm phát triển du lịch bền vững Vai trò và tính tất yếu của phát triển du lịch bền vững.
Hiện nay, có nhiều khái niệm về xuất khẩu
Theo Đặng Đình Đào (2008), “Xuất khẩu là hoạt động bán hàng hoặc dịch vụ của một quốc gia này sang một quốc gia khác nhằm phát triển sản xuất, kinh doanh và đời sống. Song hoạt động này có những nét riêng phức tạp hơn trong nước như giao dịch với những người có quốc tịch khác nhau, thị trường rộng lớn khó kiểm soát, mua bán qua trung gian nhiều, đồng tiền thanh toán thường là ngoại tệ mạnh và hàng hoá phải vận chuyển qua biên giới, cửa khẩu các quốc gia khác nhau nên phải tuân thủ theo các tập quán quốc tế cũng như luật lệ từng địa phương khác nhau”.
Theo Hoàng Đức Thân (2002): “Xuất khẩu hàng hoá hiểu theo phạm trù kinh tế có nghĩa là hoạt động kinh doanh hàng hoá giữa hai bên tham gia hoạt động kinh doanh có quốc tịch khác nhau, ngôn ngữ cũng khác nhau cũng như khác nhau về văn hoá, chính trị… hiểu theo phạm vi địa lý, hoạt động xuất khẩu hàng hoá có nghĩa là quá trình hàng hoá và tiền tệ di chuyển từ quốc gia này sang quốc gia khác được sự cho phép và đồng ý của chính quyền các nước.”.
Theo Điều 28, Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Theo Nguyễn Duy Bột (2006): “Xuất khẩu là hình thức xâm nhập thị trường nước ngoài ít rủi ro và chi phí thấp nhất. Với các nước đang phát triển như Việt Nam thì xuất khẩu đóng vai trò rất lớn đối với nền kinh tế và đối với các doanh nghiệp”. Kinh doanh xuất nhập khẩu cũng chính là hoạt động kinh doanh quốc tế đầu tiên của một doanh nghiệp. Hoạt động này được tiếp tục ngay cả khi doanh nghiệp đã đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của mình.
Như vậy, có nhiều khái niệm khác nhau về xuất khẩu như được nêu ở trên, trong khuôn khổ đề tài này, để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu đã được xác định, xuất khẩu hàng hóa được hiểu là: việc bán hàng hoá (hàng hoá có thể là hữu hình hoặc vô hình), là một hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Xuất khẩu không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức cả bên trong và bên ngoài nhằm bán sản phẩm, hàng hoá sản xuất trong nước ra nước ngoài trên cơ sở dùng tiền tệ làm đồng tiền thanh toán. Tiền tệ có thể là tiền của một trong hai nước hoặc là tiền của một nước thứ ba (đồng tiền dùng thanh toán quốc tế). Xuất khẩu giúp đẩy mạnh sản xuất hàng hoá phát triển, chuyển đổi cơ cấu kinh tế ổn định từng bước nâng cao mức sống nhân dân. Hoạt động xuất khẩu là hoạt động cơ bản của hoạt động ngoại thương.
2. Các hình thức cơ bản của xuất khẩu
Xuất khẩu có thể được tổ chức theo nhiều hình thức khác nhau phụ thuộc vào số lượng và các loại hình trung gian thương mại. Mỗi phương thức có đặc điểm riêng, có kỹ thuật tiến hành riêng. Theo Nghị định 08/2015/NĐ-CP được ban hành vào ngày
21 tháng 1 năm 2015 thì có các loại hình xuất khẩu chủ yếu sau:
Xuất khẩu uỷ thác: Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên uỷ thác giao cho đơn vị xuất khẩu gọi là bên nhận uỷ thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô hàng nhất định với danh nghĩa của mình (bên nhận uỷ thác) nhưng với chi phí của bên uỷ thác. Về bản chất, chi phí trả cho bên nhận uỷ thác chính là tiền thù lao trả cho đại lý. Theo nghị định 64-HĐBT, chi phí uỷ thác xuất khẩu không cao hơn 1% của tổng số doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt Nam.
Xuất khẩu trực tiếp: Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất khẩu trực tiếp ký kết hợp đồng ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó. Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc tế, đồng thời bảo đảm được lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của doanh nghiệp. Để thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh phải tiến hành các khâu công việc: Giục mở thư tín dụng (L/C) và kiểm tra luận chứng (nếu hợp đồng quy định sử dụng phương pháp tín dụng chứng từ), xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá làm thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, mua bảo hiểm, làm thủ tục thanhtoán và giải quyết khiếu nại (nếu có).
Gia công hàng xuất khẩu: Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là chi phí gia công). Tóm lại, gia công xuất khẩu là đưa các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nước ngoài về để sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của bên đặt hàng, nhưng không phải để tiêu dùng trong nước mà để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia công đem lại. Gia công xuất khẩu là một phương thức phổ biến trong thương mại quốc tế. Hoạt động này phát triển sẽ khai thác được nhiều lợi thế của hai bên: bên đặt gia công và bên nhận gia công.
Tạm nhập tái xuất: Đây là một hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng hoá trước đây đã nhập khẩu, chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Qua hợp đồng tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về số ngoại tệ lớn hơn số ngoại tệ đã bỏ ra ban đầu.
Hiện tại, Luận Văn 3C đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, viết tiểu luận thuê, viết thuê assignment, dịch vụ phân tích định lượng, viết thuê hóa luận tốt nghiệp, làm thuê báo cáo thực tập, báo cáo tốt nghiệp,xử lý số liệu spss , rẻ nhất nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.
Comentários