top of page

Luận văn thạc sĩ kế toán: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin kế toán cho nhu cầu quản lý tại các đơn

Luận Văn 3C chuyên viết thuê luận văn thạc sĩ xin chia sẻ bài viết luận văn thạc sĩ kế toán: Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin kế toán cho nhu cầu quản lý tại các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong bất cứ một tổ chức nào vai trò của kế toán cũng hết sức quan trọng và là một chức năng không thể thiếu trong hoạt động quản lý của tổ chức. Ngoài vai trò lập chứng từ, ghi sổ sách, kế toán đóng vai trò hết sức quan trọng là đầu mối xử lý và cung cấp thông tin về tình hình và việc sử dụng các nguồn lực của đơn vị.

Thực tiễn tại các đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các đơn vị trường học nói kế toán chỉ được xem là người làm chức năng thu chi nhưng với cơ chế tự chủ càng cao vai trò kế toán ngày càng quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho người quản lý.

Cụ thể tại Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng, các đơn vị thuộc Sở gồm các đơn vị trường học từ cấp mầm non đến trung học phổ thông và các trung tâm giáo dục thường xuyên, chức năng hoạt động chủ yếu là công tác dạy và học, cho nên đôi khi công tác quản lý về mặt tài chính đang còn xem nhẹ. Hơn nữa, do đặc thù phân cấp quản lý hiện nay các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo được chia phân cấp quản lý trực tiếp thành cấp quận, huyện và cấp thành phố, đo đó công tác quản lý về tài chính giữa các cấp cũng có sự khác biệt nhất định, và vấn đề cung cấp thông tin cho nhu cầu quản lý giữa các đơn vị các cấp học cũng có sự khác biệt mà chưa được nghiên cứu, đánh giá.

Vì những lý do kể trên tôi chọn đề tài “Đánh giá mức độ đáp ứng thông tin kế toán cho nhu cầu quản lý tại các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Đà Nẵng”.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

– Đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu thông tin kế toán cho

quản lý tại các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo

– Đề xuất các giải pháp để hoàn thiện công tác kế toán nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý được tốt hơn

3. Câu hỏi nghiên cứu

Với hai mục tiêu nghiên cứu đã trình bày ở trên, nghiên cứu này tập trung trả lời được các câu hỏi nghiên cứu sau:

– Nhu cầu thông tin phục vụ cho công tác quản lý ở các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo TP. Đà Nẵng là gì?

– Mức độ đáp ứng của thông tin kế toán được cung cấp cho người quản lý dưới dạng các báo cáo như thế nào?

– Các yếu tố nào giúp cải thiện việc cung cấp thông tin kế toán phục vụ cho nhu cầu quản lý được tốt hơn?

4. Phương pháp nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu

định tính và định lượng để đạt được các mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể:

– Phương pháp phỏng vấn sâu:

– Phương pháp điều tra, chọn mẫu

– Phương pháp phân tích dữ liệu

5. Đối tượng và Phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là mức đáp ứng của thông tin kế toán cho nhu cầu quản lý ở các đơn vị thuộc Sở Giáo dục TP Đà nẵng. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là ở các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên thuộc quản lý của Sở Giáo dục và đào tạo thành phố Đà Nẵng.

6. Tổng quan tài liệu

7. Cấu trúc của luận văn

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1. THÔNG TIN KẾ TOÁN VÀ NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN

1.1.1. Thông tin kế toán và các đặc trưng của thông tin kế toán

a. Thông tin kế toán và đối tượng sử dụng thông tin kế toán

Kế toán là khoa học thu thập, xử lý và cung cấp thông tin về tài sản, nguồn hình thành tài sản và sự vận động của tài sản trong các tổ chức. Thông tin kế toán là kết quả của qui trình xử lý số liệu của hệ thống thông tin kế toán, cung cấp đến người sử dụng dưới dạng các báo cáo kế toán.

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán: gồm 3 nhóm chính:

– Ban quản trị: có thể là chủ doanh nghiệp (trực tiếp tham gia quản lý), hội đồng quản lý, ban giám đốc hay trưởng các bộ phận.

– Người có quyền lợi trực tiếp: nhà đầu tư, chủ nợ

– Người có quyền lợi gián tiếp: là các cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan thanh tra, kiểm tra và các cơ quan chức năng có liên quan khác.

Từng đối tượng nhu cầu thông tin kế toán khác nhau do đó thông tin hướng đến đối tượng nào thì cần phải nghiên cứu nhu cầu, mục tiêu, và đặc điểm của đối tượng để cung cấp thông tin phù hợp với đối tượng sử dụng đó.

b. Hình thức biểu hiện của thông tin kế toán

Dựa vào hình thức biểu hiện và mục đích sử dụng của các đối tượng liên quan, thông tin kế toán có thể phân loại như sau:

– Phân loại theo hình thức thể hiện qua văn bản: Báo cáo bằng số, báo cáo bằng chữ

– Phân loại theo mục đích sử dụng: Thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính, Thông tin kế toán trên các báo cáo quản trị

– Phân loại theo mức độ chi tiết thông tin: thông tin kế toán trên báo cáo ngân sách, thông tin kế toán trên báo cáo thực hiện.

Đặc trưng của thông tin kế toán

– Đối với kế toán tài chính: trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời, dễ hiểu, có thể so sánh

– Đối với thông tin kế toán quản trị: thông tin kế toán quản trị phải là thông tin hữu dụng cho mục đích ra quyết định. Do đó, thông tin kế toán quản trị chú trọng hai yếu tố trọng yếu cơ bản: thích hợp và trình bày trung thực. Ngoài ra để nâng cao chất lượng cung cấp thông tin cho người sử dụng thì thông tin đó kịp thời, có thể so sánh, có thể xác minh, dễ hiểu.

1.1.2. Lý thuyết ngữ cảnh và những ảnh hưởng đến tổ chức thông tin kế toán phục vụ nhu cầu quản lý

a. Lý thuyết ngữ cảnh (Contingency theory)

Nghiên cứu về lí thuyết ngữ cảnh cho rằng kết quả của một tổ chức là kết quả của sự phù hợp giữa hai hay nhiều nhân tố. Khái niệm phù hợp được định nghĩa theo ba cách tiếp cận: sự lựa chọn, sự tương tác và tiếp cận hệ thống. Với cách tiếp cận lựa chọn, nếu một tổ chức muốn tồn tại hoặc hoạt động có hiệu quả, tổ chức phải thích

ứng với các đặc trưng của bối cảnh tổ chức. Theo quan điểm đó, thiết kế tổ chức là hệ lụy của bối cảnh tổ chức. Theo cách tiếp cận về sự tương tác, sự phù hợp được giải thích là ảnh hưởng tương tác giữa cơ cấu tổ chức và bối cảnh hoạt động. Theo cách tiếp cận hệ thống, chúng ta có thể hiểu rõ thiết kế tổ chức chỉ bằng cách khám phá đồng thời các ngữ cảnh, các chọn lựa cấu trúc tổ chức và tiêu chuẩn hoạt động tồn tại trong mỗi tổ chức.

b. Vận dụng lí thuyết ngữ cảnh vào công tác kế toán

Lý thuyết ngữ cảnh được áp dụng trong kế toán quản trị để trả lời ba câu hỏi: Một là sự phù hợp giữa kiểm soát một tổ chức và cấu trúc tổ chức. Hai là ảnh hưởng của sự phù hợp đối với hoạt động của doanh nghiệp. Ba là khám phá các tình huống ngẫu nhiên và ảnh hưởng của nó đối với thiết kế tổ chức.

Cụ thể hơn, trong vấn đề thiết kế hệ thống thông tin kế toán, lý thuyết ngữ cảnh cũng có thể áp dụng để giải thích cách thức thiết kế hệ thống thông tin của tổ chức. Hướng tiếp cận của lý thuyết ngữ cảnh đối với kế toán quản trị dựa trên quan điểm cơ bản là không có một hệ thống kế toán nào thích hợp như nhau cho tất cả các loại tổ chức ở mọi hoàn cảnh. Hơn thế lý thuyết này đề xuất rằng đặc điểm cụ thể của một hệ thống kế toán sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà tổ chức gặp phải. Theo lý thuyết ngữ cảnh ở trên thì nhu cầu quản lý khác nhau thì thông tin kế toán mà bộ phận kế toán cung cấp các báo cáo khác nhau theo yêu cầu cụ thể ở từng tổ chức.

1.1.3. Nhu cầu thông tin kế toán phục vụ cho quản lý tại các đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập

Đặc điểm của đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập thể tóm tắt theo 3 nội dung của lý thuyết ngữ cảnh như sau:

Môi trường hoạt động: tất cả các đơn vị đều hoạt động theo các quy định, quy chế của Nhà nước. Về phân cấp quản lý thì phân cấp các đơn vị thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị thuộc phòng Giáo dục và đào tạo.

Đặc điểm của đơn vị: các đơn vị là đơn vị sự nghiệp công lập, hoạt động chủ yếu để thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà nước giao là thực hiện công tác dạy và học. Về mặt tài chính các đơn vị thuộc Sở GD&ĐT là đơn vị được đảm bảo toàn bộ hay một phần kinh phí mọi hoạt động thu chi đều phải thực hiện theo đúng quy định nhà nước và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Phong cách ra quyết định: Vì nhiệm vụ chủ yếu của các đơn vị thuộc Sở GD&ĐT là nhiệm vụ dạy và học cho nên người quản lý đơn vị khi đứng trước các quyết định sử dụng nguồn lực đều phải ưu tiên đạt mục tiêu dạy và học lên hàng đầu.

Từ những đặc điểm hoạt động nêu trên và qua các tài liệu của luật ngân sách nhà nước, các văn bản trong ngành giáo dục thì nhu cầu thông tin kế toán của các đơn vị gồm các nội dung:

– Kế hoạch dự toán ngân sách năm

– Tình hình kinh phí và quyết toán kinh phí đã sử dụng

– Thông tin chi tiết kinh phí hoạt động

– Tình hình tăng giảm, kiểm kê tài sản cố định, công cụ dụng cụ

– Tình hình tăng giảm sách thư viện (về số lượng)

– Tình hình tạm ứng (các đối tượng trong đơn vị)

– Tình hình sử dụng tiền mặt, tiền gửi, kiểm kê quỹ

– Tình hình tạm ứng, sử dụng ngân sách tại Kho bạc nhà nước

– Tình hình thu học phí

– Tình hình thực hiện miễn giảm, học phí

– Thông tin chi tiết chi hoạt động (nguồn học phí, ngân sách, vệ sinh, khác….)

– Tình hình thu chi hoạt động sự nghiệp

– Tinh hình chi các quỹ

– Tình hình thu, chi kinh phí phục vụ bán trú

– Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh

– Kết quả thực hiện cơ chế tự chủ (theo NĐ 43)

Từng đơn vị khác nhau mà nhu cầu về các loại thông tin này có thể sẽ khác nhau.

1.2. ĐÁP ỨNG NHU CẦU THÔNG TIN KẾ TOÁN

1.2.1. Đo lường mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán

Mức độ đáp ứng của một sản phẩm dịch vụ có thể hiểu là một khía cạnh của sự hài lòng. Người sử dụng sản phẩm, dịch vụ hài lòng đối với sản phẩm, dịch vụ đó khi họ được đáp ứng được nhu cầu. Mà nhu cầu của họ được đáp ứng nghĩa sản phẩm, dịch vụ thỏa mãn được những kỳ vọng, mong đợi của bản thân họ đối với sản phẩm/dịch vụ đó. Thông tin kế toán cũng vậy là sản phẩm vô hình của một hệ thống thông tin kế toán được tạo ra để phục vụ những nhu cầu khác nhau của các đối tượng sử dụng khác nhau của nó dù là bên trong hay bên ngoài tổ chức. Thông tin kế toán có đáp ứng được nhu cầu của họ hay không có nghĩa là những thông tin kế toán có cung cấp những thông tin, báo cáo với nội dung hàm chứa những thông tin cần thiết thỏa mãn sự mong muốn của người quản lý để hỗ trợ tốt công việc của họ hay không.

1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý

Đặc trưng định tính của các báo cáo kế toán: nội dung trên các báo cáo có phù hợp hay không, số liệu có chính xác, có được cung cấp kịp thời hay không.

Đặc trưng đội ngũ kế toán: những đặc điểm về năng lực, thái độ, phong cách làm việc hay quá trình tiếp xúc trao đổi công việc giữa đội ngũ kế toán và người quản lý.

Nhận thức cá nhân của người quản lý đối với việc sử dụng thông tin kế toán

Các yếu tố hỗ trợ cho công tác kế toán: bao gồm các yếu tố

cơ sở vật chất, hỗ trợ, đào tạo


 
 
 

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


Contact

Hà Nội

​​

Tel: 0911070546

luanvan3c@gmail.com

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • YouTube

© 2023 by Personal Life Coach. Proudly created with Wix.com

Thanks for submitting!

bottom of page