top of page

Luận văn thạc sĩ Yếu tố văn hóa trong đàm phán thương mại với thương nhân Trung Quốc và bài học kinh

Luận văn đặt mục tiêu tìm hiểu cơ sở lý thuyết của hoạt động đàm phán thương mại quốc tế; văn hóa và các yếu tố của nó cũng như những tác động lên hoạt động đàm phán. Từ cơ sở lý thuyết, nghiên cứu sâu tìm hiểu văn hóa Trung Quốc và những ảnh hưởng của nó lên hoạt động đàm phán thương mại với thương nhân Trung Quốc. Cuối cùng, tổng kết triển vọng của hoạt động đàm phán với thương nhân Trung Quốc và rút ra những lưu ý, bài học kinh nghiệm cho doanh nghiệp Việt Nam về khía cạnh văn hóa khi chuẩn bị cũng như tiến hành đàm phán thương mại với thương nhân Trung Quốc.

Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết gồm khái niệm, những đặc điểm của đàm phán thương mại nói chung và đàm phán thương mại quốc tế nói riêng. Đàm phán là quá trình đi đến thỏa thuận chung giữa hai hay nhiều bên, trong đó hoạt động đàm phán thương mại quốc tế khá phức tạp do chịu ảnh hưởng bởi nền tảng văn hóa khác nhau giữa các thành viên trên bàn đàm phán. Văn hóa do con người tạo ra, theo thời gian hình thành và tích lũy, ảnh hưởng ngược lại lối sống, quan điểm và thái độ của người chịu ảnh hưởng. Do đó, văn hóa có ảnh hưởng đến hoạt động đàm phán thương mại quốc tế, cụ thể là trong các giai đoạn trước, trong và cả khi ký kết hợp đồng.

Mở đầu chương 2 tìm hiểu Trung Quốc với những nét đặc trưng văn hóa phong phú và khác biệt của một quốc gia phương Đông. Trong kinh doanh, họ xem trọng mối quan hệ, thể diện và đánh giá cao những thương vụ có người trung gian. Trong giai đoạn trước khi đàm phán, những đặc trưng văn hóa Trung Hoa thể hiện rõ nét lên mục tiêu và mối quan hệ cần thiết lập. Trong khi đàm phán, văn hóa có ảnh hưởng từ nghi thức như trang phục, chào hỏi, xưng hô đến cách giao tiếp, diễn đạt ý tưởng và thủ thuật sử dụng trong đàm phán. Văn hóa cũng góp phần quyết định cách thức xây dựng hợp đồng và những hoạt động sau đàm phán.

Chương 3 cho thấy hoạt động thương mại Việt Nam – Trung Quốc những năm qua luôn tăng trưởng với kim ngạch cao. Triển vọng hợp tác thương mại giữa hai nước cũng cho thấy nhiều cơ hội từ những Hiệp định thương mại ký kết và sự tạo điều kiện từ phía chính phủ trong chính sách và những hoạt động hỗ trợ giao lưu, tiếp xúc; bên cạnh đó vẫn còn nhiều thách thức chủ yếu từ kinh tế thế giới và tình hình chính trị. Những bài học và lưu ý rút ra cho doanh nghiệp Việt Nam theo từng giai đoạn. Khi chuẩn bị đàm phán cần tìm hiểu đối tác và tự trang bị về kiến thức và đội ngũ. Trong khi đàm phán cần có những tác phong, hành vi và ứng xử phù hợp, kiên nhẫn và bình tĩnh ứng phó những thủ thuật của đối tác cũng như chủ động tìm cơ hội. Kỹ năng xây dựng hợp đồng và tái thương lượng cũng như nghi thức sau ký kết cũng là những lưu ý quan trọng góp phần làm cho buổi đàm phán thành công.


 
 
 

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


Contact

Hà Nội

​​

Tel: 0911070546

luanvan3c@gmail.com

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • YouTube

© 2023 by Personal Life Coach. Proudly created with Wix.com

Thanks for submitting!

bottom of page