Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A doanh nghiệp
- Luận văn 3C
- 15 thg 9, 2023
- 4 phút đọc
Luận Văn 3C chuyên viết thuê luận văn xin chia sẻ bài viết về: Lợi ích của doanh nghiệp khi thực hiện M&A doanh nghiệp
Theo Kimberlee Leonard (2019), M&A giúp doanh nghiệp xâm nhập vào thị trường mới, bao gồm đạt được một khu vực địa lý mới hoặc một phân khúc mới trong ngành; đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tốt hơn, tìm được nhân sự và tài năng từ hai hoặc nhiều công ty và cuối cùng là nâng cao năng lực tài chính. Bên cạnh đó, M&A còn được nhận định sẽ đem lại những lợi ích khác cho doanh nghiệp như thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp và tăng năng lực thị trường, đáp ứng được những kì vọng về mặt lợi nhuận của cổ đông, giảm bớt các rào cản thị trường. (Nate Nead, 2019). Đặc biệt, đối với loại hình M&A theo chiều dọc, các doanh nghiệp có thể hình thành chuỗi liên kết khép kín, giúp tăng khả năng cạnh tranh và chất lượng sản phẩm. Nhìn chung, hoạt động M&A đem lại cho doanh nghiệp những lợi ích lớn như tạo giá trị cộng hưởng, thâm nhập thị trường mới, giảm thiểu chi phí doanh nghiệp và gia tăng cơ hội phát triển. Như vậy, có thể đưa ra những lợi ích khi một doanh nghiệp tiến hành M&A như sau:
1. Tạo giá trị cộng hưởng cho doanh nghiệp
Các bên tham gia thương vụ M&A thường có kỳ vọng về lợi ích mà sáp nhập hoặc mua lại mang lại cho doanh nghiệp sẽ cao hơn tổng lợi ích của hai bên khi hoạt động độc lập, đây được coi là giá trị cộng hưởng. Các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược có lợi cho cả đôi bên có thể chọn việc thực hiện kế hoạch mua lại. Điều này, đặc biệt đúng trong trường hợp một tập đoàn đang bị cạnh tranh quyết liệt. Khi đó, một công ty chiến lược lớn hoặc một quỹ đầu tư vốn cổ phần sẽ quyết định mua lại các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn để giảm bớt áp lực cạnh tranh và tạo thành một tập đoàn hợp nhất. Ví dụ như lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Đây là một lĩnh vực đòi hỏi chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) rất lớn. Các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử thường đầu tư rất nhiều vào hoạt động nghiên cứu và phát triển nhằm liên tục cho ra đời các loại chip thế hệ mới. Các doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực này đã liên kết với doanh nghiệp lớn, có doanh số cao nhằm tranh thủ sự hỗ trợ kinh phí cho nghiên cứu và phát triển. Điều này, sẽ làm tăng doanh thu ròng. Khi số lượng các sản phẩm nhiều hơn, chất lượng cao hơn, doanh nghiệp sẽ gia tăng lợi thế cạnh tranh.
Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sẽ dự đoán giá trị cộng hưởng có thể sẽ đạt được sau khi thực hiện M&A để định giá cho từng thương vụ. Giá trị này được tạo ra nhờ thay đổi cơ cấu tổ chức, lập ra ban quản lý hiệu quả, đạt được lợi thế nhờ quy mô. Đồng thời, việc cộng hưởng giữa hai doanh nghiệp giúp loại bỏ các chi phí không cần thiết về quản trị, phân phối, sản xuất, bán hàng. Ngoài ra, bên mua còn đạt được lợi ích thông qua việc có thêm những dòng sản phẩm mới, đa dạng loại hình dịch vụ để kinh doanh và cải thiện doanh thu cho doanh nghiệp.
2. Mở rộng thị trường cho doanh nghiệp
Khi một doanh nghiệp thực hiện M&A với một doanh nghiệp khác, chắc chắn sẽ có thêm thị phần mới mà trước đây chưa có. Đối với những khách hàng trung thành, việc M&A không chỉ giúp họ duy trì việc sử dụng nhãn hiệu cũ mà còn có thể lựa chọn thêm những sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn.
M&A không chỉ giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường nội địa, mà còn tăng khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài. Ở những thị trường được Chính phủ điều tiết mạnh, việc gia nhập thị truờng yêu cầu doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều điều kiện khắt khe, hoặc chỉ thuận lợi trong một giai đoạn nhất định, khi đó những công ty đến sau chỉ có thể gia nhập thị trường đó thông qua thâu tóm nhũng công ty đã hoạt động trên thị truờng. Điều này rất phổ biến đối với đầu tư nước ngoài ờ Việt Nam, đặc biệt là ngành ngân hàng, tài chính, bảo hiềm.
3. Chiếm hữu tri thức và tài sản con người
M&A như một phuơng tiện để tiếp cận và có được một đội ngũ lao động tri thức cùng với những bản quyền, sáng chế, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin luôn tìm cách theo đuổi M&A như một phuơng tiện để chiếm lĩnh được nguồn tài nguyên đặc biệt này.
Các vụ mua lại cũng có thể được sử dụng để cải thiện khả năng vận hành của một doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp sản xuất. Bởi vì các khách hàng doanh nghiệp sẽ thường xuyên đánh giá khả năng cung ứng hàng hoá định kỳ nên một khi, mọi quy trình sản xuất được vận hành nhịp nhàng thì doanh nghiệp có thể gia tăng khả năng sản xuất và sự tín nhiệm của khách hàng cũng theo đó mà được gia tăng. Đây chính là một yếu tố quan trọng tạo nên sự thành công trong kinh doanh của một doanh nghiệp. Thêm nữa, các doanh nghiệp khi thực hiện hoạt động mua lại với nhau sẽ có nhiều biện pháp để giảm hoặc hạn chế các bộ phận giống nhau hoặc các chức năng chồng chéo nhau.
Hiện tại, Luận Văn 3C đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, viết tiểu luận thuê, viết thuê assignment, dịch vụ phân tích định lượng, viết thuê hóa luận tốt nghiệp, làm thuê báo cáo thực tập, báo cáo tốt nghiệp,xử lý số liệu spss , rẻ nhất nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z
Comments