top of page

Một số mẫu lời mở đầu tiểu luận hay nhất và cách viết lời mở đầu tiểu luận

1. Giới thiệu chủ đề: Bắt đầu lời mở đầu bằng việc giới thiệu chủ đề của tiểu luận. Điều này giúp người đọc hiểu rõ về chủ đề và hướng dẫn cho họ biết điều gì đang được đề cập trong bài tiểu luận. 2. Câu hỏi khởi đầu: Sử dụng câu hỏi để khởi đầu lời mở bài cũng là một cách thu hút sự chú ý của người đọc. Câu hỏi cần phải liên quan đến chủ đề của tiểu luận và có tính thú vị để người đọc cảm thấy được hứng thú khi tiếp cận tiếp nội dung của tiểu luận. 3. Giới thiệu vấn đề: Giới thiệu vấn đề và đưa ra những tình huống cụ thể liên quan đến chủ đề của tiểu luận cũng là một cách để thu hút sự chú ý của người đọc. Việc giới thiệu vấn đề giúp người đọc hiểu rõ về tình hình thực tế và cảm nhận được tầm quan trọng của chủ đề tiểu luận. 4. Trích dẫn: Sử dụng trích dẫn từ một nguồn đáng tin cậy cũng là một cách để khởi đầu lời mở đầu. Trích dẫn giúp người đọc cảm nhận được sự quan tâm của tác giả đối với chủ đề và cảm thấy tin tưởng về những thông tin được trình bày trong tiểu luận. 5. Tình huống thực tế: Sử dụng tình huống thực tế liên quan đến chủ đề của tiểu luận cũng là một cách để thu hút sự chú ý của người đọc. Tình huống thực tế giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề và cảm nhận được tính cấp thiết của chủ đề. Với những cách viết lời mở đầu trên, tác giả có thể viết lời mở đầu hấp dẫn lôi cuốn người đọc. Sau đây là một số lời mở đầu tiểu luận hay nhất giới thiệu đến bạn đọc để tham khảo cho tiểu luận của mình.

Mẫu lời mở đầu tiểu luận 1: Mẫu lời mở đầu tiểu luận chuyên ngành quản trị kinh doanh Đề tài: Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nội dung: Bất kỳ một doanh nghiệp vào cũng đều có một cấu trúc vốn, và mỗi công ty thì đều có một cấu trúc vốn khác nhau. Cấu trúc vốn của doanh nghiệp được định nghĩa như là sự kết hợp giữa nợ (debt) và vốn cổ phần (equity) trong tổng nguồn vốn dài hạn mà doanh nghiệp có thể huy động được để tài trợ cho các dự án đầu tư. Lợi ích của nợ là tận dụng được lá chắn thuế của lãi vay, nhưng đồng thời lại tạo ra chi phí hao mòn, phá sản và các chi phí khác, Bởi vậy, trong tài chính, người ta nói rằng nợ là thí dụ tốt nhất của con dao hai lưỡi. Nếu doanh nghiệp có khả năng tạo ra được thu nhập từ nợ vay nhiều hơn chi phí lãi vay và các chi phí liên quan kèm theo (nếu có) thì việc vay nợ đem đến lợi ích cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, vay nợ đến một mức nào đó thì mỗi lượng nợ tăng thêm sẽ trở nên rủi ro hơn và doanh nghiệp sẽ. Do đó doanh nghiệp nào mù quáng tin rằng vay nợ tốt và cứ thế vay nhiều đến mức mất khả năng chi trả lãi vay đúng hạn thì nguy cơ phá sản là không có gì phải bàn cãi. Tình hình sẽ tệ hại hơn nữa nếu doanh nghiệp nằm trong ngành có sự cạnh tranh gay gắt, khó khăn của bạn chính là thời cơ cho đối thủ chiếm lĩnh thị phần. Khi doanh nghiệp sử dụng phương thức tài trợ bằng vốn cổ phần, thì chi phí sử dụng vốn cổ phần (WACC) là vấn đề đặt ra đầu tiên mà doanh nghiệp phải nghĩ đến. Trong đó, chi phí sử dụng vốn được hiểu như là giá phải trả cho việc sử dụng nguồn tài trợ hay là tỷ suất sinh lợi mà các nhà đầu tư trên thị trường yêu cầu khi đầu tư vào của công ty. Vì vậy cấu trúc vốn tối ưu được hiểu như một tỷ lệ lý tưởng giữa nợ dài hạn và tổng vốn dài hạn mà tại đó doanh nghiệp có thể tối đa hóa được giá trị thu nhập trên mỗi cổ phần với mức chi phí sử dụng vốn là thấp nhất. Đây là vấn đề rất khó xác định, sự kết hợp giữa nợ và vốn cổ phẩn thay đổi tùy theo các yếu tố tác động. Với mỗi chính sách tài trợ mà doanh nghiệp lựa chọn hình thành một cấu trúc vốn cho doanh nghiệp đó.Việc xác định cấu trúc vốn tối ưu còn khác nhau từng ngành và tùy theo nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp. Trên thực tế, các doanh nghiệp lựa chọn cấu trúc vốn như thế nào? Các nhân tố nào tác động đến cấu trúc vốn của doanh nghiệp Việt Nam? Và cúc trúc vốn của doanh nghiệp khác nhau theo từng ngành nghề. Trả lời các câu hỏi trên tác giả chọn đề tài nghiên cứu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn của các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán ngành thực phẩm giai đoạn 2008-2015”

Mẫu lời mở đầu tiểu luận 2: Mẫu lời mở đầu tiểu luận chuyên ngành kinh tế nông nghiệp Đề tài: Phân tích đời sống người dân nhập cư ở Huyện Ia H’Drai, Tỉnh Kon Tum Nôi dung Tây Nguyên là khu vực có vị trí thuận lợi khi là giao điểm của hai khu vực kinh tế trọng điểm của Việt Nam, ở phía Nam là khu vực kinh tế phía Nam với Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố trọng điểm và ở phía Bắc với khu vực kinh tế ven biển miền Trung với Thành phố Đà Nẵng là trung tâm. Ngoài ra, Tây Nguyên còn là vùng đất có tài nguyên khá phong phú tạo ra nhiều tiềm năng để phát để phát triển kinh tế – xã hội. Tuy vậy, Tây Nguyên vẫn chưa tận dụng và phát huy được hết các thế mạnh của mình. Tây Nguyên chỉ đóng góp 4,5% nếu xét về Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), và đây mức thấp nhất nếu so sánh với các vùng khác trên toàn quốc. Tổng sản phẩm quốc nội bình quân đầu người cũng thấp hơn mức trung bình toàn quốc. Bên cạnh đó, tỉ lệ hộ nghèo trong vùng đang đứng cao thứ hai so sánh với các khu vực khác. Tại Tây Nguyên, một trong những đặc điểm nổi bật của vùng đó là sự có mặt của nhiều dân tộc thiểu số. Theo thống kê năm 2009, có khoảng 45 dân tộc anh em sinh sống tại vùng, chiếm 34,8% tổng dân số, trong đó dân tộc bản địa chiếm 26,6% (Tổng cục thống kê, 2010). Ngoài ra, tình trạng di dân tự do từ các khu vực khác trong toàn quốc và tình hình chính trị. Theo số liệu của các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến di dân Tây Nguyên và chính quyền địa phương ở các tỉnh Tây Nguyên, dòng di dân nông thôn-nông thôn từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến khu vực Tây Nguyên trong 25 năm qua vẫn diễn ra sôi động và liên tục gia tăng. Tây Nguyên đã tiếp nhận hàng triệu người di cư nam nữ, thuộc các lứa tuổi và nhiều thành phần dân tộc từ các tỉnh thành khác đến. Chính điều này đã ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của vùng Tây nguyên. So với các tỉnh khác ở Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum là tỉnh có mật độ dân số và thu nhập bình quân đầu người thấp nhất. Không nằm ngoài bối cảnh chung của khu vực Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum cũng là tỉnh có khá nhiều dân nhập cư do tình trạng di dân tự do từ phía Bắc và miền Trung. Kết quả là ở Kon Tum có khoảng 42 dân tộc cùng sinh sống trên địa bàn, trong đó có sự góp mặt của các dân tộc Thái, Tày, Mường và một số dân tộc khác từ phía Bắc di cư vào. Trong các huyện trên địa bàn tỉnh Kon Tum, huyện Ia H’Drai được xác định là là huyện có khá nhiều người nhập cư sinh sống. Do những điều kiện khách quan lẫn chủ quan nên đời sống kinh tế xã hội của người dân nhập cư ở huyện Ia H’Drai thường không ổn định. Những năm qua, mặc dù lãnh đạo tỉnh Kon Tum đã có nhiều cố gắng để thực hiện các chính sách nhằm ổn định và nâng cao đời sống cho những người dân nhập cư này, nhưng do những hạn chế về trình độ văn hoá, nguồn lực tài chính và một số nguyên nhân khách quan nên nhiều gia đình người dân nhập cư còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Huyện Ia H’Drai là một vị trí chiến lược tại khu vực Tây Nguyên, địa bàn trọng yếu trên tuyến biên giới. Việc nâng cao đời sống của dân nhập cư tại huyện Ia H’Drai lên cũng chính là củng cố được thế trận quốc phòng toàn dân tại địa bàn trọng yếu này. Chính vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng các nguồn lực sẵn có của các hộ gia đình dân nhập cư, đồng thời xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức sống/đời sống của các hộ gia đình này là rất cần thiết. Xuất phát từ yêu cầu đó, tác giả lựa chọn đề tài “Phân tích đời sống người dân nhập cư ở Huyện Ia H’Drai, Tỉnh Kon Tum” làm nội dung cho bài tiểu luận của mình.



 
 
 

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


Contact

Hà Nội

​​

Tel: 0911070546

luanvan3c@gmail.com

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • YouTube

© 2023 by Personal Life Coach. Proudly created with Wix.com

Thanks for submitting!

bottom of page