Phân loại M&A doanh nghiệp
- Luận văn 3C
- 15 thg 9, 2023
- 4 phút đọc
Luận Văn 3C chuyênviết thuê luận văn xin chia sẻ bài viết về: Phân loại M&A doanh nghiệp
1. Theo quan hệ sản xuất kinh doanh
Có nhiều cách khác nhau để phân loại hoạt động M&A, trong đó cách phân loại của UNCTAD năm 2000 được áp dụng khá phổ biến. Theo quan hệ sản xuất kinh doanh hay chức năng của công ty, UNCTAD 2000 chia thành ba loại hình:
Thứ nhất, M&A theo chiều ngang: đây là hình thức M&A diễn ra giữa các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cùng một loại sản phẩm, dịch vụ nhằm giảm đối thủ cạnh tranh, tăng lợi ích theo quy mô. Khi tiến hành M&A theo chiều ngang, các công ty sẽ cùng chia sẻ dây chuyền sản xuất và hoạt động trên cùng một thị trường. Hay nói cách khác, M&A theo chiều ngang là cuộc sáp nhập giữa các công ty đối thủ hoặc các công ty trong cùng một lĩnh vực hoạt động trong cùng những khâu giống nhau trong quá trình sản xuất và bán hàng (Scott Moeller & Chris, 2007). Một ví dụ điển hình cho loại hình M&A theo chiều ngang ở thị trường Việt Nam là thương vụ mua lại giữa Thế giới di động và Trần Anh. Đây là hai thương hiệu được biết đến trong lĩnh vực kinh doanh siêu thị điện máy ở nước ta. Năm 2017, Thế giới di động (sở hữu chuỗi Điện máy xanh) chưa chiếm lĩnh được thị trường miền Bắc, đã mua lại thành công Trần Anh khi đang có 39 trung tâm ở miền Bắc và miền Trung. Theo tính toán, việc sáp nhập chuỗi điện máy đã đem lại mức doanh thu tăng 30% cho cả hai công ty so với thời điểm sáp nhập. (Thanh Thúy, 2018)
Thứ hai, M&A theo chiều dọc: là hình thức sáp nhập giữa các công ty trong cùng một dây chuyền hay cùng một chuỗi cung ứng để sản xuất ra một sản phẩm cuối cùng. M&A theo chiều dọc còn được chia thành hai dạng: liên kết ngược (backward) giữa nhà cung cấp và công ty sản xuất, liên kết xuôi (forward) giữa công ty sản xuất và nhà phân phối. Liên kết xuôi (forward) diễn ra khi một công ty mua lại nhà phân phối sản phẩm của mình, hình thành nên công ty mới với sự tham gia vào chuỗi giá trị gần như khép kín. Chẳng hạn, trường hợp công ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo sẽ hình thành một công ty mới vừa có khả năng sản xuất và vừa cung cấp quần áo đến tay người tiêu dùng. Liên kết ngược (backward) diễn ra khi một công ty mua lại nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào cho mình, chẳng hạn như công ty sản xuất sữa mua lại công ty bao bì, đóng chai hoặc công ty chăn nuôi bò sữa… Kết quả là thương vụ này sẽ hình thành một công ty với quy mô và mô hình kinh doanh hoàn thiện, chủ động hơn. Việc sáp nhập dọc có thể góp phần làm tăng hiệu quả kinh doanh nhờ việc tận dụng được tối ưu nguồn nguyên liệu đầu vào. Năm 2000, hãng truyền thông lớn Time Warner đã sáp nhập với công ty dịch vụ Internet lớn AOL, tạo nên thương hiệu mới AOL Time Warner. Tuy cuộc sáp nhập này không dẫn đến thành công do sự khác biệt lớn về văn hóa, nhưng đây là một ví dụ rõ nét cho một thương vụ M&A theo chiều dọc. (David Malone & James Turner, 2010)
Thứ ba, M&A hỗn hợp: là hình thức M&A giữa các công ty hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực khác nhau nhằm đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ. M&A hỗn hợp cũng chia thành hai hình thức: tổ hợp thuần túy khi hai công ty hoàn toàn không có điểm chung và tổ hợp phức hợp khi hai công ty muốn mở rộng sản phẩm hoặc thị trường. Trong giai đoạn 1965 – 1975, 80% các giao dịch M&A trên thế giới là M&A hỗn hợp. Ví dụ điển hình là International Telephone & Telegraph (ITT) – công ty viễn thông của Mỹ thành lập năm 1920. ITT đã mua lại các công ty như Sheraton Hotels, Avis Rent-a-Car, Continental Baking, một công ty tín dụng tiêu dùng, nhiều bãi đỗ xe, và một vài chuỗi cửa hàng ăn uống. Việc sáp nhập này tuy không giúp ITT tiết kiệm chi phí hay mở rộng thị phần trong một lĩnh vực kinh doanh nhất định, nhưng đã giúp giá cổ phiếu của ITT tăng lên đáng kể. (Scott Moeller và Chris Brady)
2. Phân loại M&A theo thiện chí của các bên
M&A cũng được phân loại theo thiện chí của các bên tham gia. Theo thiện chí của các bên, M&A được chia thành hai dạng: M&A thân thiện (friendly) và M&A thù địch (hostile).
M&A thân thiện diễn ra khi ban lãnh đạo của cả hai công ty tiến hành cuộc giao dịch và thỏa thuận cơ sở tình nguyện, hai bên cùng có lợi. Khi tìm được công ty mục tiêu, công ty mua lại sẽ tiến hành đàm phán, đưa ra các điều khoản thương thảo. Nếu các cổ đông của công ty mục tiêu đồng ý với các điều khoản được đưa ra, cuộc giao dịch M&A sẽ được tiến hành bằng cách trả tiền mặt hoặc mua lại chứng khoán của công ty. Hình thức M&A này thường xảy ra đặc biệt đối với những công ty nhỏ có hoạt động kinh doanh hiệu quả, muốn phát triển và mở rộng hoạt động và thị trường kinh doanh nhưng thiếu hạn chế về nguồn lực tài chính.
Hiện tại, Luận Văn 3C đang cung cấp dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, viết tiểu luận thuê, viết thuê assignment, dịch vụ phân tích định lượng, viết thuê hóa luận tốt nghiệp, làm thuê báo cáo thực tập, báo cáo tốt nghiệp,xử lý số liệu spss , rẻ nhất nhất thị trường. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được hỗ trợ từ A-Z.
Comments