top of page

Tiểu luận các quy định về chống bán phá giá theo quy định của WTO và thực tiễn tại Việt Nam

MỞ ĐẦU

  1. Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay cùng với quá trình toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại đã và đang đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi cho các quốc gia phải tăng cường mở cửa, hợp tác kinh tế quốc tế trên tất cả các mặt. Hội nhập và tham gia vào sân chơi của thế giới là xu thế không thể đảo ngược đối với mỗi quốc gia trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế – xã hội của từng nước. Xu hướng hiện nay của các quốc gia chính là tham gia vào các tổ chức kinh tế – thương mại mang tính tầm cỡ quốc tế. Mở cửa thị trường nội địa, hợp tác kinh tế thông qua cắt giảm thuế quan, loại bỏ hàng rào phi thuế quan gây cản trở thương mại, ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh, cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, v.v…là những mục tiêu hướng đến của các quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh những cơ hội của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế mang lại thì những thách thức mà các quốc gia phải đối mặt càng trở nên gay gắt và khốc liệt hơn. Để có thể tồn tại và phát triển thì các doanh nghiệp lớn, nhỏ sẽ không ngần ngại sử dụng các biện pháp cạnh tranh kể cả những biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có việc bán phá giá hàng hóa. Điều này thực sự đã gây ra nhiều thiệt hại cho ngành sản xuất của những nước nhập khẩu. Nhằm hạn chế và loại bỏ tình trạng trên thì WTO đưa ra những quy định về CBPG. Những quy định này đã đề ra các biện pháp nhằm bảo đảm cho hoạt động thương mại quốc tế được diễn ra một cách công bằng và được nhiều nước áp dụng. Song, không phải nước nào cũng áp dụng những quy định đó một cách cụ thể, đúng đắn, đôi khi những quy định này như là rào cản nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước hoặc như là một vũ khí để trả đũa thương mại, mang động cơ về chính trị.

Việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức mang tính chất khu vực cũng như toàn cầu như ASEAN, APEC và gần đây nhất là vào năm 2007 Việt Nam đã trở thành là thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã mang đến những thuận lợi và khó khăn cho nền kinh tế Việt Nam trong quá trình hội nhập. Thực tế đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và áp dụng có hiệu quả những công cụ bảo hộ nhằm phù hợp với quy định của WTO trong đó có thuế chống bán phá giá. Thông qua đó có thể bảo vệ các ngành sản xuất nội địa và thị trường trong nước chống lại việc bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu vào nước ta.

Với tính ưu việt và tầm quan trọng nêu trên, các quy định về CBPG một vấn đề quan trọng không thể thiếu được trong nền kinh tế hàng hoá với cơ chế mở cửa hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới như hiện nay. Thế nhưng, trong khi nhiều nước trên thế giới tiến hành hoạt động CBPG một cách mạnh mẽ thì thực tiễn của quá trình áp dụng các quy định của WTO về CBPG ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, còn có những khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu đề tài “Các quy định về chống bán phá giá theo quy định của WTO và thực tiễn tại Việt Nam” là một việc làm cần thiết và cấp bách nhằm góp phần phát hiện những hạn chế của pháp luật về CBPG cũng như những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi ở Việt Nam. Từ đó, đề xuất, kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về CBPG nói riêng và hệ thống pháp luật kinh tế nói chung, nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về chống bán phá giá ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

  1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Tiểu luận tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu sau:

Những vấn đề lý luận chung nhất về CBPG như một số khái niệm liên quan đến chống BPG, tác động và nguyên nhân của việc BPG, đồng thời điểm qua vài nét về hoạt động CBPG của một số nước trên thế giới và sự điều chỉnh của pháp luật về chống bán phá giá theo quy định của WTO cũng như hoạt động giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong thực tế

Thực tế áp dụng về các quy định của WTO về chống bán phá giá ở Việt Nam nhằm đánh giá thực trạng, tìm hiểu những hạn chế và khó khăn trong quá trình áp dụng các quy định trên.

Phạm vi nghiên cứu được giới hạn trong các văn bản pháp luật CBPG như: Hiệp định chống bán phá giá của WTO, Pháp lệnh về Chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thực hiện,v.v…

  1. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp sử dụng cho toàn bài nghiên cứu là phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu cụ thể bao gồm:

Phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, tương đối toàn diện những vấn đề lý luận cơ bản về chống bán phá giá và một số vấn đề có liên quan.

So sánh, đối chiếu, thống kê, phân tích số liệu, kết quả tổng kết và các quan điểm khác nhau để rút ra kết luận, tìm hiểu nguyên nhân vấn đề và các giải pháp hữu hiệu khắc phục hạn chế.

  1. Mục đích nghiên cứu

Những năm trở lại đây, CBPG là vấn đề đang được nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều đối tượng quan tâm. Chọn hoạt động CBPG làm đối tượng nghiên cứu, chúng ta có điều kiện đi sâu phân tích những vấn đề lý luận chung và các quy định của pháp luật của WTO về vấn đề này, khẳng định tính tất yếu khách quan của việc CBPG trong quá trình phát triển kinh tế của thế giới và ở Việt Nam hiện nay.

Trên cơ sở khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về CBPG tại Việt Nam, rút ra những ưu, hạn chế của pháp luật và vướng mắc trong quá trình thực thi. Từ đó đề xuất những giải pháp góp phần phát triển và hoàn thiện pháp luật, tìm hướng khắc phục những khó khăn trong tổ chức quản lý và quá trình thực thi pháp luật về chống bán phá giá.

  1. Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của đề tài gồm có 2 chương:

Chương 1: Quy định của WTO về chống bán phá giá.

Chương 2: Thực tiễn áp dụng pháp luật về chống bán phá giá của WTO ở Việt Nam và một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về chống bán phá giá.



 
 
 

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


Contact

Hà Nội

​​

Tel: 0911070546

luanvan3c@gmail.com

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • YouTube

© 2023 by Personal Life Coach. Proudly created with Wix.com

Thanks for submitting!

bottom of page