top of page

Tiểu luận Vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Nam

MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình hội nhập và phát triển đất thì hoạt động nghiên cứu cũng như áp dụng ĐƯQT trong thực tiễn ở nước ta hiện nay giữ vai trò rất quan trọng nên bản thân của chế định này luôn có chiếm vị trí trọng tâm. Với vai trò quan trọng của mình thì vấn đề nghiên cứu cũng như ban hành các quy định cụ thể về vấn đề này đã khẳng định ý nghĩa cần thiết ban hành các quy định nhằm điều chỉnh hoạt động về áp dụng ĐƯQT vào pháp luật Việt Nam đã được quan tâm hết sức cụ thể ở nước ta đã trong thời gian trở lại đây.

Ngoài ra, vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật Việt Nam rất được quan tâm nên các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã bàn hành những quy định pháp luật nhằm để tạo điều kiện áp dụng trong thực tế. Có thể nói rẳng việc nghiên cứu về ĐƯQT chứa đựng các qui phạm pháp luật. Đó cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước điều chỉnh những vấn đề có liên quan đến ĐƯQT nói chung. Bởi lẽ, luật quốc tế và luật quốc gia là hai hệthống pháp luật tồn tại song hành và có mối quan hệ mật thiết với nhau. Luật quốc tế có chủ thể là các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Do đó, quy định về ĐƯQT cũng như khẳng định vai trò của ĐƯQT trong thực tiễn. Trên tinh thần của Hiến pháp năm 2013 và kế thừa các quy định về ĐƯQT đã được ghi nhận tại Luật ký kết, gia nhập điều ước quốc tế đã có sự thay đổi tích cực, phù hợp với sự phát triển của xã hội và mang tính khả thi hơn. Những qui định về vị trí ĐƯQT được xem là kết quả vượt bậc của quá trình nghiên cứu và hoàn thiện pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiện nay nói chung. Trong quá trình xã hội hóa và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay ở Việt Nam thì vai trò của ĐƯQT càng được khẳng định. Do đó, việc quy định về vị trí ĐƯQT càng được quan tâm bởi đây là những quy định mang tính chất nền tảng nhằm hoàn thiện hệ thống hành lang pháp lý cho quá trình thực hiện các quy định về QLNN của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hiện nay, vấn đề về vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật cần có đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Thực tiễn áp dụng các quy định về vị trí của ĐƯQT gặp phải không ít khó khăn, thậm chí xảy ra nhiều trường hợp xảy ra những mâu thuẫn, vướng mắc. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó phải kể đến sự thay đổi cảu các quy định pháp luật cũng như các qui định của pháp luật về vị trí của ĐƯQT vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau là tiền đề cho việc áp dụng không nhất quán. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định chọn đề tài Vị trí của điều ước quốc tế trong hệ thống pháp luật Việt Namlàm tiểu luận nghiên cứu khoa học. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng trên cả phương diện lý luận cũng như thực tiễn.

  1. Phạm vi và mục đích nghiên cứu

Tiểu luận nghiên cứu các qui định của pháp luật về vị trí điều ước quốc tế trong một số văn bản pháp luật như: Hiến pháp 2013, Luật ký kết gia nhập ĐƯQT và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong đó, khóa luận tập trung nghiên cứu các qui định về vị trí ĐƯQT được háp luật Việt Nam quy định và thực tiễn thi hành tại Việt Nam trong thời gian khảo sát từ năm 2013 đến nay.

Qua đó, tác giả muốn có một cách nhìn tổng quan về ĐƯQT và thực tiễn áp dụng ở nước ta hiện nay. Thông qua đó, góp phần nhận xét thực trạng và đề xuất nhằm hoàn thiện các vấn đề về vị trí của ĐƯQT ở nước ta hiện tại và tương lai.

  1. Nhiệm vụ nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

– Những vấn đề lý luận liên quan đến các qui định về ĐƯQT bao gồm làm rõ khái niệm, phân tích tiến trình phát triển của pháp luật quốc tế và vị trí của ĐƯQT trong pháp luật Việt Nam về vấn đề này đồng thời rút ra ý nghĩa quy định này trong thực tế pháp luật ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

– Xác định những nội dung về vị trí của ĐƯQT trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung và thực tiễn áp dụng trên thực tế nói riêng. Tìm hiểu những vướng mắc phát sinh từ thực tiễn và đề xuất cách thức giải quyết, góp phần hoàn thiện pháp luật về vấn đề này theo quy định pháp luật.

  1. Phương pháp nghiên cứu

Việc nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của triết học Mác-Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực thừa kế. Ngoài ra, để đạt được mục đích nghiên cứu, luận văn còn vận dụng, kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác như phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê.

  1. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Kết quả nghiên cứu của khoá luận có ý nghĩa cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn, tạo một cái nhìn sâu hơn, rộng hơn về vị trí của ĐƯQT tại Việt Nam

Đối với các nhà hoạch định chính sách, các nhà ban hành pháp luật, các cơ quan thực thi pháp luật, phát hiện của khóa luận về những tồn tại của pháp luật, những vướng mắc trong quá trình thực thi cũng như các kiến nghị nêu ra có thể được xem là sự đánh giá, là ý kiến đóng góp được cân nhắc kĩ lưỡng, góp phần không nhỏ tạo điều kiện cho họ trong công tác chuyên môn.

Đặc biệt, đối với sinh viên nghiên cứu, kết quả của tiểu luận là nguồn tài liệu có giá trị tham khảo khi học tập, nghiên cứu, nhất là khi hoàn thành các báo cáo khoa học cấp khoa, cấp trường,v.v…

  1. Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của tiểu luậnluận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về vị trí của Điều ước quốc tế

Chương 2: Thực tiễn áp dụng về vị trí của ĐƯQT ở nước ta hiện nay.

Chương 3: Giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về vị trí áp dụng điều ước quốc tế trong thực tiễn.




 
 
 

Bài đăng gần đây

Xem tất cả

Comments


Contact

Hà Nội

​​

Tel: 0911070546

luanvan3c@gmail.com

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • YouTube

© 2023 by Personal Life Coach. Proudly created with Wix.com

Thanks for submitting!

bottom of page